1

Quy trình sản xuất vỏ tủ điện đạt chuẩn

ID:
Vỏ tủ điện được dùng làm nơi để lắp đặt và bảo vệ cho các thiết bị đóng cắt dòng điện và các thiết bị điều khiển và là nơi phân phối, điều khiển điện cho các công trình đang hoạt động nhằm đảm bảo an toàn vận hành và hoạt động điện hiệu quả.
Liên hệ
MÔ TẢ

Vỏ tủ điện là ngôi nhà chứa và bảo vệ các thiết bị điện như: công tắc, cầu giao, ổ cắm, biến thế, máy đóng, biến tần, tụ bù, khởi động mềm, biến áp… với công dụng chứa và sắp xếp các thiết bị điện sao cho hợp lý dễ dàng vận hành hoạt động hiệu quả đồng thời bảo vệ các thiết bị điện khỏi tác động của môi trường bên ngoài đồng thời phòng chống cháy nổ, thường thì vỏ tủ điện có hình chữ nhật hoặc hình vuông tùy theo vị trí và mục đích sử dụng. Mặt trước vỏ tủ điện được gắn đồng hồ đo chỉ số điện năng, đèn báo tín hiệu, bảng điều khiển, màn hình hiển thị…

 

Vỏ tủ điện là một trong những thành phần quan trọng trong các công trình công nghiệp hay công trình dân dụng. Vỏ tủ điện gần như là hình ảnh quá quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày, vỏ tủ điện xuất hiện trong các công trình công nghiệp, nhà máy, xưởng sản xuất, bệnh viện, trường học, chung cư, cao ốc, hay ngay cả những trạm biến áp, tủ chiếu sáng ở ven đường…

 

Vỏ tủ điện là một trong những bộ phận không thể thiếu trong các công trình công nghiệp và dân dụng như trạm điện, nhà máy, tòa nhà, sân bay, bệnh viện..giúp vận hành hệ thống điện dễ dàng và bảo quản thiết bị an toàn nâng cao tuổi thọ thiết bị, an toàn cho người vận hành và cho hệ thống điện.

Vỏ tủ điện được sản xuất phù hợp với công trình trong nhà và ngoài trời, các công trình y tế hay thực phẩm… Mỗi công trình sẽ có yêu cầu khác nhau

Vỏ tủ điện sản xuất cho công trình ngoài trời hay các công trình y tế, thực phẩm sẽ sử dụng vật liệu dày hơn, tốt được sơn tĩnh điện nhằm bảo vệ vỏ tủ khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường, thời tiết chống ăn mòn, gỉ sét…

Quy trình sản xuất vỏ tủ điện

Bước 1:  Chọn tôn phù hợp với yêu cầu sử dụng của vỏ tủ mỗi loại tủ điện sẽ có các kích thước khác nhau ví dụ như: tủ ATS, tủ bù, tủ tổng, tủ chiếu sáng, trạm kios….tùy vào nhu cầu sử dụng sẽ có các kích thước tiêu chuẩn khác nhau.

Bước 2: Đột lỗ trên máy đột tay hay máy đột CNC rồi tiến hành kiểm tra.

Bước 3: Mài nhẵn các lỗ làm sạch bavia

Bước 4: Chấn định hình

Bước 5: Hàn ghép và vệ sinh mối hàn

Bước 6: Tẩy dầu mỡ bằng dung dịch xút, tẩy gỉ bằng dung dịch acid

Bước 7: Định hình bề mặt bằng hóa chất chuyên dụng

Bước 8: Phốt phát hóa bề mặt

Bước 9: Rửa nước, hong khô rồi tiến hành kiểm tra

Bước 10: Sơn tĩnh điện lên bề mặt sản phẩm

Bước 11: Sấy ở nhiệt độ 190-200 độ trong 10 phút

Bước 12: Lắp ráp, kiểm tra sản phẩm lần cuối

Các tiêu chí để thiết kế vỏ tủ điện

Theo công suất sử dụng: Tùy vào kích cỡ của thiết bị để lắp đặt vỏ tủ điện cho phù hợp. Công suất điện càng lớn thì diện tích lắp đặt các thiết bị điện càng lớn, vỏ tủ điện có kích thước càng to.

Theo chức năng: Vỏ tủ điện sẽ được thiết kế phù hợp với các chức năng sử dụng của tủ ví dụ tủ tổng sẽ có thiết kế vỏ tủ khác với tủ công tơ, hay tủ chiếu sáng, tủ ATS, tủ hạ thế, tủ trung thế, trạm kios, máy biến áp….

Mỗi loại tủ điện sẽ có một vỏ tủ riêng phù hợp với thiết kế chức năng của từng tủ để tạo nên sự hợp lý và vận hành được trơn tru, an toàn và hiệu quả

Theo môi trường lắp đặt: Vỏ tủ điện là nơi chứa đựng, bảo vệ các thiết bị điện bên trong thì vấn đề môi trường đối với một vỏ tủ điện là vô cùng quan trọng. Mỗi vị trí môi trường đặt tủ sẽ có những thiết kế riêng đặc biệt với những tủ sử dụng ngoài trời, nơi có môi trường khắc nghiệt, ẩm thấp dễ bị ăn mòn, nơi có hóa chất gây hại….thì vỏ tủ sẽ được làm dày hơn, vỏ tủ sẽ được sơn tĩnh điện chống ăn mòn…

Còn các loại tủ sử dụng trong nhà, môi trường thoáng mát, khô ráo thì sử dụng loại vỏ tủ bình thường.

Các loại vỏ tủ điện có 2 loại, loại trong nhà và loại ngoài trời

Vỏ tủ điện trong nhà: có chân đế, đặt trên sàn hoặc treo tường

Loại trong nhà có 2 loại là loại 1 cạnh và loại 2 cánh

Loại 1 cánh: Vỏ tủ được thiết kế 1 cạnh đơn giản, gọn gàng dễ sử dụng thích hợp cho hệ thống chiếu sáng và những hệ thống điều khiển đơn giản..

Loại 2 cánh: Vỏ tủ được thiết kế 2 cánh, cánh trong được thiết kế để lắp ráp các nút điều kiển, cánh ngoài sử dụng để bảo vệ tủ điện khỏi các tác nhân thời tiết, môi trường hay những tác nhân tác động bên ngoài giúp đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Vỏ tủ điện ngoài trời: Có chân đế cao đặt trên nền hoặc có tai treo trên cột, có mái dốc nước

Loại 1 cánh: Vỏ tủ được thiết kế 1 cánh đơn giản dễ sử dụng thích hợp cho tủ chiếu sáng hay hệ thống điều khiển đơn giản

Loại 2 cánh: Vỏ tủ được nhiều công trình ngoài trời lựa chọn vì có 2 cánh cánh phía trong dùng để lắp ráp các nút điều khiển cánh ngoài sẽ bảo vệ thiết bị điện khỏi mưa, nắng, bụi bẩn hay các tác nhân tác động từ bên ngoài đảm bảo an toàn cho thiết bị và người dùng.

Loại đặc biệt: sử dụng cho tủ điện ngoài trời với vật liệu có khả năng chống ăn mòn cao, chống nước, chống nổ….

Cơ Điện Thái Hà chúng tôi với hệ thống máy móc thiết bị hiện đại cùng năng lực và kinh nghiệm sản xuất, chúng tôi cam kết sẽ đem đến quý khách sản phẩm chất lượng cao giá cả tốt nhất. Sản xuất theo yêu cầu của Qúy khách với phương châm hợp tác bền vững lâu dài cùng nhau phát triển.

Hãy liên hệ với chúng tôi để trải nghiệm sản phẩm chất lượng cao giá tốt nhất thị trường Việt Nam với tư vấn nhiệt tình chăm sóc tận tình chu đáo.

Để được tư vấn miễn phí và có được sản phẩm chất lượng cao giá tốt nhất thị trường hãy liên hệ ngay với chúng tôi nhà sản xuất chất lượng và giá cả luôn luôn được đảm bảo

CÔNG TY TNHH CƠ ĐIỆN THÁI HÀ

ĐC: Đầm Bung, Phú Vinh, Phú Nghĩa, Chương Mỹ, Hà Nội

ĐT : 0862.991.920

Email: thaihacodien@gmail.com

Website: codienthaiha.com

THÔNG SỐ KỸ THUẬT
BẠN CŨNG CÓ THỂ THÍCH